Công việc đầu tiên của mình là làm Content Marketing cho một doanh nghiệp kinh doanh về SAAS (Software As A Service). Thú thật trong giai đoạn đầu mình rất chật vật để học và hiểu về sản phẩm. Nhưng khó hơn cả là hiểu về khách hàng và quy trình doanh nghiệp tiếp cận họ.
Contents
Bài học số 1: Khách hàng doanh nghiệp có rất nhiều chân dung
Khác với B2C, chân dung người mua hàng thường cụ thể để target. Việc bán sản phẩm cho doanh nghiệp phức tạp hơn vì phải trải qua nhiều giai đoạn và tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau, cụ thể là: Người dùng, người ảnh hưởng quyết định, người quyết định
Người sử dụng
Ví dụ về sản phẩm mình từng làm đó phần mềm tổng đài. Người dùng trực tiếp đó là nhân viên chăm sóc khách hàng. Đối với tệp đối tượng này điều họ mong muốn nhất là giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng, hỗ trợ tốt các tác vụ thường ngày. Tuy những người này không thể quyết định mua sản phẩm nào nhưng vai trò lại rất quan trọng vì feedback về hiệu quả khi sử dụng sản phẩm sẽ tác động trực tiếp đến các cân nhắc của cấp trên.
Người ảnh hưởng tới quyết định
Tùy vào sản phẩm mà người ảnh hưởng sẽ khác nhau, với phần mềm thì người am hiểu nhất nằm trong bộ phận kỹ thuật của công ty. Đây có thể coi là khách hàng khó tính nhất vì họ chỉ quan tâm đến hiệu suất, tính năng, các dạng content dành cho họ cũng rất khó đòi hỏi sự chỉnh chu trong trình bày và độ chính xác cao trong thông tin kỹ thuật. Để win được đối tượng này ta cần thể hiện rõ USP của sản phẩm mình so với các đối thủ.
Người ra quyết định
Đây là các giám đốc của các bộ phận, chi nhánh, CEO của doanh nghiệp. Với tệp khách hàng này họ quan tâm nhiều nhất về giá, chi phí bỏ ra so với kết quả mà doanh nghiệp thu về. Mình không chỉ nói cho họ biết về sản phẩm tốt như thế nào mà cần bật mạnh công tắc để kích hoạt quyết định của họ. Người ra quyết định cần thấy được kết quả cụ thể khi mua sản phẩm, giải pháp. Content cần hướng đến đó là việc giải quyết các vấn đề, nỗi đau để doanh nghiệp họ phát triển tốt hơn.
Bài học số 2: Viết đúng trước đã
Có một lần chạy chiến dịch Email Marketing vì Team hiểu sai nội dung và thời gian kiểm duyệt cũng gấp nên thông tin truyền tải đến khách hàng không chính xác. Việc xử lý hậu quả sau đó cũng rất cực. Một điểm nữa mà mình nghĩ nhiều người cũng vướng phải giống mình khi mới viết đó là “nổ” về sản phẩm, có thể làm như vậy có thể kéo lead cho giai đoạn đầu nhưng nếu không khéo sẽ gây kết quả không tốt vì tạo cảm giác thất vọng cho khách hàng. Chi phí để có một khách hàng mới luôn cao hơn việc duy trì quan hệ với khách hàng cũ, nhất là khách hàng doanh nghiệp.
Việc chọn lọc thông tin và trình bày đúng sự thật vừa dễ vừa khó. Dễ là vì tính năng, lợi ích sản phẩm đã có sẵn cứ thế mà bê vào. Khó là phải làm sao truyền tải đúng bản chất nhưng cũng tạo được sự hứng thú từ người đọc, kích thích mua hàng. Một lưu ý nữa là luôn ghi đúng những gì thương hiệu muốn nói, không viết những gì mình nghĩ ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp.
Bài học số 3: Học làm điệp viên 007
Thời gian đầu tuần hoặc khi phòng ít task Sếp thường kêu team đi phân tích về đối thủ cạnh tranh, xem họ đang làm gì, có hiệu quả không? Bên mình có triển khai được như bên họ? Nghe có vẻ ăn cắp chất xám nhưng mỗi doanh nghiệp điều có điểm riêng mình học từ họ nhưng về triển khai lại cho phù hợp với bên mình.
Trước khi đi làm mình có thói quen là dùng Adblock để chặn quảng cáo, sếp biết được mình bị la: “Anh không thích mấy bạn làm Marketing mà chặn quảng cáo, vậy làm sao biết được đối thủ họ đang làm gì?”
Bài học số 4: Khiêm nhường, tất cả vì mục tiêu chung
Bài học này không hẳn chuyên về Marketing tuy nhiên mình cực kỳ tâm đắc. Chuyện muôn thuở của phòng kinh doanh và Marketing, khi chốt được nhiều giao dịch thì ai cũng vui không có gì cả nhưng khi hiệu quả sale đi xuống là do Marketing đem về leads không chất lượng? Thật sự mình nể cách cư xử của sếp là luôn thoải mái trước những lời phàn nàn đó từ team sale trong khi rất nhiều lead mang về họ hỗ trợ rất hời hợt.
- Tụi em phải hiểu trong công ty Marketing là thằng “đốt tiền”, Sale là đứa mang tiền về nên giọng tụi nó hơi cao một chút – kệ nó. Mục tiêu chung vẫn là tạo nhiều chuyển đổi nhất nên thay vì gân cổ cãi nhau thì ngồi lại tìm giải pháp khắc phục vấn đề.